A. Lí luận tiền tệ.
Câu 1: Vì sao nói lí thuyết về tiền tệ của W.Petty là học thuyết quá độ từ chủ nghĩa trọng thương sang trường phái cổ điển Anh.
W.Petty là nhà kinh tế học đầu tiên của trường phái cổ điển Anh, vì vậy trong lí luận của ông thể hiện sự quá độ từ chủ nghĩa trọng thương sang trường phái cổ điển Anh.
Ban đầu, W.Petty còn mang nặng tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương, điều đó thể hiện qua các câu nói của ông:
- “Thành quả to lớn của thương nghiệp là tích lũy tiền tệ, sự giàu có được biểu hiện dưới hình thức vàng bạc là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn.”
- “Nước Anh có thể chiếm được thương nghiệp toàn thế giới nếu như nước Anh có nhiều tiền hơn bất kì nước nào khác.”
- “Lao động của thủy thủ cao hơn nông dân gấp 3 lần vì thương nghiệp có lợi hơn công nghiệp, công nghiệp có lợi hơn nông nghiệp.
- “Vấn đề trung tâm là giải thích phương thức làm tăng của cải và nhất là tăng lên số lượng tiền của nước Anh.”
Có thể thấy ban đầu, khi bàn về tiền tệ, quan điểm của W.Petty chẳng khác nào quan điểm của một nhà kinh tế học trọng thương điển hình khi ông đồng nhất tiền tệ với của cải; quá xem trọng vai trò của tích lũy tiền tệ và trong quan điểm thương nghiệp thì đánh giá cao vai trò của hoạt động thương nghiệp lên trên hoạt động sản xuất.
Nhưng trong tác phẩm cuối cùng của mình năm 1682 “Bàn về tiền tệ” ông đã hoàn toàn đoạn tuyệt với chủ nghĩa trọng thương và thể hiện những quan điểm mang đậm màu sắc của trường phái cổ điển Anh:
- W. Petty nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc và theo ông sự tồn tại 2 kim loại này tức là tồn tại 2 thước đo giá trị thì mâu thuẫn vs chức năng đo lường giá trị của tiền.Thêm nữa ông cho rằng, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do lượng lao động hao phí để tạo ra vàng và bạc quyết định. Ông đưa ra luận điểm, giá cả tự nhiên của tiền tệ là do giá cả của tiền tệ có giá trị đầy đủ quyết định. Từ đó ông khuyến cáo, nhà nước không thể hy vọng vào việc phát hành tiền không đủ giá, vì lúc đó giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống.
- W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu chuyển của tiền tệ.
- Ông còn nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán vs số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số lượng tiền tẹ cần thiết cho lưu thông càng lớn.
- Ông phê phán những người trọng thương về tích trữ tiền không hạn độ. Ông cho rằng không phải lúc nào tiền tệ cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là công cụ của lưu thông hàng hoá, vì thế không cần phải tăng số lượng tiền tệ quá mức cần thiết.
Câu 2: Chứng minh rằng: A.Smith đã phân biệt đươc tiền tệ với của cải, đã thấy được chức năng phương tiện lưu thông của tiền song chưa hiểu bản chất của tiền.
A.Smith đã phân biệt được tiền tệ với của cải. Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ. Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền. Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó.
Adam Smith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự phát triển của các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra chức năng của tiền là phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng này của tiền tệ.
- A.Smith cho rằng xã hội là 1 khối liên minh giữa những người trao đổi sản phẩm có ích trong quan hệ trao đổi phải có công cụ, công cụ đó chính là tiền tệ.
- Ông ví “đồng tiền như con đường rộng lớn, trên đó người ta chở cỏ khô và lúa mì, con đường không làm tăng thêm cỏ khô với lúa mì”. Điều này thể hiện sự phân biệt rõ ràng của ông giữa tiền tệ với của cải và khẳng định tiền chỉ là phương tiện lưu thông của hàng hóa. Tuy nhiên, khi khẳng định “con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì chứng tỏ A.Smith đã không thấy đc chức năng tư bản của tiền.
- Tuy nhiên A.Smith đã đánh giá quá cao chức năng phương tiện lưu thông của tiền khi ông ca ngợi: “Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông, là công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại”.
Từ đó, ông cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ. Cụ thể, số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông đc xác định bởi giá trị của khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
A.Smith là người đầu tiên khuyên dùng tiền giấy. Ông nói: “Tiền có thể đc thay thế bằng mọi thứ, trong lưu thông người ta có thể dùng vàng, bạc, nhôm, tiền giấy. Bản thân tiền giấy rẻ hơn còn ích lợi thì cũng thế”. Ông đánh đồng vai trò của tiền vàng, tiền giấy thậm chí còn coi trọng việc sử dụng tiền giấy vì cho rằng giá trị của tiền giấy “rẻ” hơn.
- Bản thân tiền giấy không có giá trị mà nó chỉ là sự kí hiệu quy ước giá trị của tiền vàng, tiền vàng mới là thước đo giá trị thực sự. Số lượng tiền giấy in ra phụ thuộc vào số lượng vàng hay bạc do tiền giấy tượng trưng, lẽ ra sẽ dùng trong lưu thông. Nếu khối lượng tiền giấy vượt quá số lượng đo, thì giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống dẫn đến tình trạng lạm phạt.
- Điều này thể hiện ông chưa biết đến bản chất của tiền – tiền tệ là hàng hóa đặc biệt đc tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
- Hơn nữa còn thể hiện việc ông đang nhầm lẫn giữa giá trị tiền và số lượng tiền.
Tóm lại, lí luận tiền tệ của A.Smith thể hiện phân biệt đươc tiền tệ với của cải, đã thấy được chức năng phương tiện lưu thông của tiền song chưa đầy đủ (Tiền có các chức năng là thước đo giá trị – phương tiện lưu thông – phương tiện cất trữ – phương tiện thanh toán – tiền tệ thế giới và chức năng tư bản của tiền tệ). Đồng thời A.Smith chưa hiều được bản chất của tiền tệ khi không phân biệt đc sự khác nhau giữa tiền vàng (bạc) và tiền giấy.
Câu 3: Nhận xét câu nói của A.Smith: “Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông là công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại”.
Câu nói trên, A.Smith đang đề cập đến chức năng phương tiện lưu thông của tiền. Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền là môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Cụ thể, với công thức H-T-H, hàng vi mua và bán có thể tách rời nhau về không gian lẫn thời gian, con người không nhất thiết phải tìm đến trao đổi trực tiếp với người có nhu cầu về hàng hóa mà họ có và có hàng hóa họ cần.
Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là 2 mặt của quá trinh thống nhất vs nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa.
Tuy nhiên, câu nói trên cũng thể hiện việc A.Smith đánh giá quá cao chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ.
Câu 4: Anh chị có sùng bái tiền tệ không? vì sao?
Câu 5: lí luận tiền tệ của D.Ricardo có gì phát triển so với các nhà kinh tế cổ điển Anh trước.
Vấn đề lưu thông tiền tệ và ngân hàng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong học thuyết của D.Ricardo. Tư tưởng chính của ông là:
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần dựa trên một sự lưu thông tiền tệ vững chắc.
Lưu thông tiền tệ chỉ vững chắc khi hệ thống tiền tệ dựa vào vàng làm cơ sở.
Vàng trong lưu thông có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ là tiền giấy nhưng với điều kiện nghiêm ngặt là tiền giấy này phải được vàng đảm bảo. Ricardo vẫn coi vàng là cơ sở của tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì ngân hàng phải phát hành tiền giấy. Ông cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng bạc quyết định. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so sánh tưởng tượng với một lượng vàng nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định.
Giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi của hàng hóa đc trao đổi bằng tiền.
Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu thông.Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong những khuôn khổ nhất định.
Ricardo đã có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ song vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Ông chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín dụng, chưa phân biệt rõ ràng giữa lưu thông tiền giấy và tiền kim loại nên đi đến một kết luận chung rằng: giá trị của tiền là do lượng của chúng điều tiết, còn giá cả của hàng hoá thì tăng lên một cách tỷ lệ với tăng số lượng tiền. Ông là người theo lập trường của thuyết số lượng tiền và lý thuyết của ông chưa phân tích đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
Câu 6: W.Petty, A.Smith, D.Ricardo đã đề cập ntn đến quy luật lưu thông tiền tệ?
- W.Petty:
W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu chuyển của tiền tệ. Chẳng hạn ông xác định (tính toán tùy tiện) số lượng tiền cần thiết cho lưu thông như sau: Số lượng tiền để lưu thông chỉ cần 1/10 số tiền chi phí trong một năm là hoàn toàn đủ cho nước Anh. Trong cuốn bàn về tiền tệ, ông tính toán nước Anh cần 1 số lượng tiền tệ để lưu thông đủ để trả ½ địa tô, ¼ tiền thuê nhà, toàn bộ chi tiêu hàng tuần của dân số và khoảng 25% giá trị xuất khẩu.
Ông còn nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán vs số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông càng lớn.
Ông chống lại tư tưởng trọng thương về tích lũy tiền không hạn độ, và cho rằng không cần thiết tăng số lượng tiền tệ đến mức vô tận.
- A.Smith:
A.Smith cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ.
Số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông đc xác định bởi giá trị của khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Giá trị hàng hóa mua vào bán ra trên thị trường hàng năm đòi hỏi 1 lượng tiền tệ nhất định lưu thông và phân hàng hóa đó đến tay ng tiêu dùng và không dùng quá số lượng đó được. Con kênh lưu thông chỉ thu hút một cách tất yếu số lượng thích đáng cho đầy đủ và không thể chứa đựng hơn nữa.
- D.Ricardo:
Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu thông.Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong những khuôn khổ nhất định. Ông kết luận: “Với giá trị nhất định của tiền, số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa”
Tuy nhiên ông lại không nhất quán giữ vững quan điểm của mình và nói rằng bất cứ lượng tiền giấy tiền vàng nào cũng có thể tham gia lưu thông. Tổng giá cả hàng hóa đối diện vs tổng số tiền và đc quyết định bởi tương quan giữa các đại lượng trên. Như vậy, ông quy giá trị của tiền bằng số lượng của chúng.
- Đánh giá chung:
3 nhà kinh tế đại biểu cho trường phái cổ điển Anh đều đã bước đầu đặt nền móng cho việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ và số tiền cần thiết cho lưu thông phụ thuộc vào giá cả hàng hóa trên thị trường nhưng chưa thể hoàn thiện lí luận, vẫn tồn tại một số sai lầm và đưa ra đc công thức xác định chính xác.
Nguyên nhân là do chưa hiểu được nguồn gốc và bản chất của tiền, chưa biết đến đầy đủ các chức năng khác của tiền và chưa phân biệt đc các hình thái của chúng.
Câu 7: Trình bày cống hiến và hạn chế của trường phái cổ điển Anh trong lí luận tiền tệ.
- Thành tựu:
Phân biệt được tiền tệ với của cải, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền. Lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó
Đều có tư tưởng xác định số tiền cần thiết trong lưu thông và bước đầu đã đi đúng hướng, đặt nền móng cho quy luật lưu thông tiền tệ. Không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ.
Thấy được chức năng phương tiện lưu thông của tiền.
- Hạn chế:
Chưa thấy đc nguồn gốc và bản chất của tiền tệ khi chưa phân biệt được tiền giấy với tiền kim loại.
Chưa biết đến các chức năng khác của tiền.