Kinh tế học cổ điển Anh


A.    Lí luận giá trị – lao động

Câu 1: Chứng minh W. Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho nguyên lí giá trị lao động.

W.Petty không trực tiếp trình bày lý luận về giá trị nhưng thông qua những luận điểm của ông về giá cả có thể khẳng định ông là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị lao động.
Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất khó xác định chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó. Như vậy, W.Petty là người đầu tiên tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động.
Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cánh so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
VD: Một người nào đó có thể sản xuất ra 1 bussel lúa mì hoặc khai thác 1 ounce vàng với 1 công sức như nhau.
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 1 ounce vàng
Nếu năng suất lao động của khai thác vàng tăng gấp đôi thì:
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 2 ounce vàng
Theo ông giá cả tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ được xác định khi trao đổi với tiền.
Khi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá: Ông khẳng định giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng bạc.
Một lý luận quan trọng của ông đó là: ông khẳng định: “lao động là cha của của cải còn đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng, song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người, chứ không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị.
Ngoài ra ông còn có ý định giải quyết mối quan hệ giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng không thành công.
Do là người đầu tiên đặt nền móng cho nguyên lí giá trị lao động nên lí luận của W.Petty không tránh khỏi còn nhiều hạn chế:
-        Chưa phân biết được lao động cụ thể và lao động trừu tượng, chưa biết đến tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
-        Chưa phân biết được các phạm trù: giá trị hàng hóa, giá trị trao đổi và giá cả hàng hóa.
-        Chưa phân biệt được giá trị hàng hóa và các hình thái biếu hiện của nó nên ông đưa ra luận điểm “Giá trị hàng hóa là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy”. Đây là câu nói ngược, ông lẫn lộn giữa nội dung và hình thái biểu hiện, giữa cái phản ánh và cái đc phản ánh.
Lí luận này của ông đã được Ađam Smith kế thừa và phát triển, ông đã đưa ra 1 quan điểm rằng giá trị trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá quyết định. Đây là quan niệm đúng đắn về giá trị nhưng ông vấp phải vấn đề về giá cả sản xuất.
Đến Ricando, ông đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hoá và đã đưa ra đầy đủ : “ giá trị của hàng hoá hay số lượng của một hàng hoá nào đó khác mà hàng hoá đó trao đổi là do số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định” ông thấy rõ nguyên nhân của hàng hóa có giá trị trao đổi. Ông đã khẳng định một cách thuyết phục rằng giá trị hàng hoá giảm khi năng suất lao động tăng lên (dự đoán thiên tài của W. Petty đã được ông luận chứng )
Chỉ khi đến lí luận của C.Mác ra đời mới phân biệt số 2 thuộc tính của hàng hoá đó là giá trị sử dụng và giá trị có sự thống nhất biện chứng. Đây là chìa để khoá giải quyết một loạt các vấn đề trong kinh tế.
Như vậy. W. Petty đã đặt nền móng cho nguyên lí giá trị – lao động. Từ những lí luận của ông, các nhà kinh tế học đã kế thừa và phát triển lí luận đó và khi được hoàn thiện bởi Mark.

Câu 2: Nhận xét câu nói của W.Petty: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải”.

Đây là câu nói nổi tiếng của W.Petty trong lí luận về giá trị lao động.
Theo câu nói này, có 2 nhân tố tạo ra của cải là đất đai và lao đông. Đất đai có vai trò trực tiếp sinh ra của cải, còn lao động là điều kiện không thể thiếu để sản xuất ra của cải.
Xét về mặt hiện vật thì câu nói này là chính xác, ông đã nêu được nguồn gốc của của cải. Đó chính là lao động của con người kết hợp với yếu tố tự nhiên. Điều này phản ánh quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải biến vật chất tự nhiên thành sản phẩm phục vụ con người. Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố này không thế coi là quá trình sản xuất ra của cải.
Xét về phương diện giá trị thì câu nói này là sai. Trên thực tế, giá trị hàng hóa không phải do đất đai và lao động cấu thành mà chỉ có lao động mới tạo ra giá trị. Sau này C.Mác đã chứng minh được giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội quyết định. Bản thân W.Petty trong lí luận về 2 loại giá cả (giá cả chính trị và giá cả tự nhiên) cũng khẳng định: Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó.
Có lẽ khi đưa ra luận điểm này, W.Petty đã mắc phải sự nhầm lẫn khi chưa phân biệt được lao động cụ thể và lao động trửu tượng, chưa biết đến tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
-        Lao động cụ thể: lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những nghế nghiệp chuyên môn nhất định.
-        Lao động trừu tượng: sự hao phí trí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con người chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó.
Đồng thời, W.Petty cũng chưa phân biệt được các phạm trù: giá trị hàng hóa, giá trị trao đổi và giá cả hàng hóa…Sở dĩ như vậy là do khi phát biểu câu nói này, tư tưởng của ông vẫn mang nặng màu sắc của chủ nghĩa trọng thương đồng nhất tiển tệ với của cải

Câu 3: Nhận xét câu nói của W.Petty: “Giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị của tiền tệ cũng giống như ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy”.

Ông cho rằng giá trị hàng hóa là sự phản ánh của giá trị tiền tệ mà không phân biệt đc giá trị hàng hóa và các hình thái biểu hiện của nó.
Đây là câu nói ngược, ông đa lẫn lộn nội dung với hình thái biểu hiện, giữa cái được phản ánh và cái phản ánh.
Trong mối quan hệ: H – T
thì giá trị hàng hóa (H)  là nội dung cơ sở.
giá trị tiền tệ (T) là hình thức biểu hiện.

Câu 4: Dựa vào lí luận giá trị của W.Petty chứng minh ông là nhà kinh tế học phản ánh bước chuyển từ chủ nghĩa trọng thương sang chủ nghĩa cổ điển Anh.

Nghiên cứu về giá cả, ông cho rằng có hai loại giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả chính trị. Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối, nên rất khó xác định chính xác. Giá cả tự nhiên (giá trị) do hao phí lao động quyết định, và năng suất lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó. Như vậy, W.Petty là người đầu tiên tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động.
Ông xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cánh so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
VD: Một người nào đó có thể sản xuất ra 1 bussel lúa mì hoặc khai thác 1 ounce vàng với 1 công sức như nhau.
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 1 ounce vàng
Nếu năng suất lao động của khai thác vàng tăng gấp đôi thì:
Giá cả tự nhiên 1 bussel lúa mì = 2 ounce vàng
Theo ông giá cả tự nhiên (giá trị của hàng hoá) là sự phản ánh giá cả tự nhiên của tiền tệ, cũng như ánh sáng mặt trăng là sự phản chiếu của mặt trời. Nhưng ông lại chỉ thừa nhận lao động khai thác vàng là lao động tạo ra giá trị còn giá trị của hàng hoá chỉ được xác định khi trao đổi với tiền.
Khi trình bày về mối quan của năng suất lao động đối với lượng giá trị hàng hoá: Ông khẳng định giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng bạc.
Một lý luận quan trọng của ông đó là: ông khẳng định: “lao động là cha của của cải còn đất đai là mẹ của của cải”, luận điểm này đúng nếu xem của cải là giá trị sử dụng, song sẽ là sai nếu hiểu lao động và tự nhiên là nhân tố tạo ra giá trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị là thước đo chung đối với tự nhiên và lao động, ông đưa ra quan điểm “thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của mỗi người, chứ không phải là lao động hàng ngày của người đó”. Với luận điểm này đã chứng tỏ ông chưa phân biệt được rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị.
Có thế thấy, lí luận giá trị lao động của W.Petty vẫn còn chịu ảnh hưởng một phần tư tưởng của chủ nghĩa Trọng thương. Ông chỉ tập chung nghiên cứu mặt lượng, nghĩa là nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hóa, một bên là tiền tệ. Ông giới hạn giả thiết đào tạo giá trị trọng lao động khai thác vàng và bạc. Các loại lao động khác chỉ so sánh với lao động tạo ra tiền tệ. Giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị tiền tệ. Phải chăng tư tưởng của ông ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa trọng thương bắt đầu lụi tàn nên không tránh khỏi sự kế thừa việc coi trọng vàng bạc tiển tệ, lấy nó làm thước đo cho sự giàu có, cho giá trị…
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi trường phái trọng thương, nhưng trong khi mà trường phái trọng thương chỉ đơn thuần mô tả lại các hiện tượng kinh tế dựa trên kinh nghiệm chủ quan từ đó đề ra các biện pháp kinh tế thì W.Petty đi xa hơn tìm cách giải quyết các hiện tượng đó, đã biết tiếp cận với các quy luật kinh tế khách quan, biết xây dựng hệ thống phạm trù, khái niệm kinh tế mới như giá cả tự nhiên và giá cả chính trị…
Phương pháp trình bày lí luận của W.Petty cũng tiến bộ hơn chủ nghĩa trọng thương, ông xuất phát từ hiện tượng kinh tế cụ thể, phức tạp lên đến hiện tượng trừu tượng. Đó là phương pháo kinh tế học đặc trưng của thế kỉ XVII.
Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng thương song đến những tác phẩm cuối cùng thì ông không còn dấu vết của CNTT nữa.

Câu 5: Dùng lí luận giá trị của A.Smith chứng minh nhận xét của C. Mác, phương pháp luận của A.Smith là phương pháp 2 mặt trộn lân các yếu tố  khoa học và tầm thường.

Adam Smith(1723-1790) là 1 nhà Kinh tế chính trị học nổi tiếng thuộc trường phái cổ điển Anh.Học thuyết Kinh tế của ông đc thể hiện tập trung trong cuốn ‘của cải của các dân tộc’ xuất bản năm 1776. Ông đã có công trong phát triển phương pháp trìu tượng hóa trong nghiên cứu Kinh tếCT, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng các phạm trù, quy luật của linh tế thị trường và phân tích nền sản xuất TBCN. Mặc dù vậy, rong phương pháp luận của ông bị lẫn lộn giữa 2 yếu tố khoa học và tầm thường. Có thể thấy tính chất này trong học thuyết giá trị của ông.
  • Tính khoa học:
Ông đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu làm rõ bản chất bên trong của các hiện tượng và quá trình kinh tế, qua đó đã rút ra đc những kết luận đúng đắn khoa học và đã phát hiện ra các quy luật kinh tế.
Đã phân biệt 2 thuộc tính của HH là gtri sử dụng và giá trị trao đổi.Khẳng định gtri sử dụng ko quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lí luận về sự ích lợi, cho rằng sự ích lợi ko có quan hệ gì với giá trị trao đổi. Ví dụ ông nói:’Ko gì hữu ích bằng nc và không khí, nhưng với nó là ko có giá trị”
Cho rằng giá trị trao đổi do lđộng tạo ra bằng số lượng lao động hao phí gồm cả lđộng quá khứ và lđộng sống, lđộng chung ở tất cả các ngành SX chứ ko chỉ trong nông nghiệp hay thương nghiệp. Lao động là thước đo duy nhất cuối cùng của giá trị HH.
Chỉ ra thước đo thực tế của giá trị trao đổi của HH đc tiến hành qua 3 bước:
B1: trao đổi HH vs lđộng
B2: trao đôỉ HH vs HH
B3: trao đổi HH thông qua tiền tệ
Như vậy giá trị trao đổi của HH có 2 thước đo là lđộng và tiền tệ. Lđộng là thước đo bên trong duy nhất chính xác và tiền tệ là thước đo bên ngoài và chỉ xác định trong 1 thời gian và ko gian nhất định.
Giá trị trao đổi của HH đc thể hiện trong tương quan trao đổi giữa lượng HH này vs lượng HH khác, còn trong nền Kinh tế HH phát triển, nó đc biểu hiện ở tiền.
Cho rằng lượng giá trị HH do lao động hao phí trung bình cần thiết quyết định. Lđộng giản đơn và lđộng phức tạp có ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị HH. trong cùng 1 thời gian, lđộng phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều hơn so vs lđộng đơn giản.
Nêu 2 quan niệm về giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả thực tế. Giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ của giá trị, giá cả thực tế là giá bán HH trên thị trường. Giá này phụ thuộc vào giá cả tự nhiên, quan hệ cung cầu và độc quyền trong đó giá cả tự  nhiên là trung tâm.
  • Tính tầm thường:
Trước những vấn đề Kinh tế phức tạp,A.Smith đã tỏ ra bất lực nên mới chỉ dừng lại quan sát,mô tả vẻ bề ngoài để rút ra KL.
Trong khi đưa ra định nghĩa khoa học về giá trị ông lại đưa ra định nghĩa thứ 2: giá trị của HH là lđộng mà ng ta có thể mua đc HH đó quyết định
Dựa vào định nghĩa trên, ông cho rằng giá trị do lđộng quyết định chỉ đúng trong nền Kinh tế HH giản đơn còn trong nền Kinh tế HH phát triển (nền Kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa) thì giá trị đc cấu thành bởi 3 nguồn thu nhập: tiền công, lợi nhuận va địa tô. Đến đây lại bị lẫn lộn giữa cấu thành giá trị và phân phối giá trị.
Trong khi xác định cấu thành giá trị HH,chưa tính đến giá trị lđộng quá khứ. Lí luận còn chịu ảnh hưởng bởi CNTN,như đã cho rằng năng suất lđộng nông nghiệp cao hơn công nghiệp vì nông nghiệp đc sự trợ giúp của tự nhiên.

Câu 6: Chứng minh rằng A.Smith là nhà lí luận giá trị – lao động song những lí luận giá trị của ông còn chứa nhiều mâu thuẫn và sai lầm.

Lí thuyết của A.Smith:
Adam Smith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, tuy nhiên chưa phân biệt được chúng và cho rằng giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi.
Xét về giá trị hàng hoá, ông đưa ra hai định nghĩa. Định nghĩa 1: “Giá trị hàng hóa là do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị”. Định nghĩa 2: “Giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua đc bằng hàng hóa đó”.
Adam Smith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là: giá trị hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng số lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống.
Về cơ cấu giá trị hàng hóa, ông cho rằng “Tiền công, lợi nhuận, địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị.
Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: “giá trị trao đổi của chúng bằng một lượng hàng hoá nào đó”. Như vậy giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá.
Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao động và tiền tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi. Hơn nữa “ giá cả tự nhiên là trung tâm còn giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa đó. Giá cả thị trường sẽ nhất trí với giá cả tự nhiên khi mà số lượng hàng hóa đc bán trên thị trường thỏa mãn cầu thực tế nhưng do biến động thị trường nên giá cả thị trường chênh lệch với giá cả tự nhiên”.
Tóm lại trong lý luận giá trị – lao động A.Smith đã có những bước tiến đáng kể so với chủnghĩa trọng nông và W.Petty. Cụ thể là:
-        Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao động mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết).
-        Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị, ông cho rằng giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số lượng với các hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện ở tiền.
-        Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông).
-        Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không phải do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu tượng hoá các dạng lao động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá trị do lao động tạo ra như một đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có sự phân biệt lao động giản đơn, lao động phức tạp trong việc hình thành lượng giá trị hàng hoá.
-        Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả  tự nhiên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết định. Giá cả thị trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra nhân tố độc quyền tư bản).
Lý luận giá trị – lao động của A.Smith còn có hạn chế, đó là:
-        Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.
-        Một quan điểm sai lầm của Adam Smith khi ông cho rằng: “tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá”. Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô. Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị – lao động.
-        Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.

Câu 7: Bình luận câu nói “ Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị”.

Đây là câu nói nổi tiếng của A.Smith trong lí luận về giá trị lao động.
Để bình luận câu nói này, trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa của nó trước đã. Câu nói của A.Smith bao gồm 2 luận điểm chính:
Thứ nhất, ông cho rằng: Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi thu nhập.
Thứ hai, đồng thời ông khảng định Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi giá trị.
Tiền công: v
Lợi nhuận: p
Địa tô: r
Vậy, 2 luận điểm đó là đúng hay sai?
Vế thứ nhất, Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi thu nhập. Điều này là hoàn toàn đúng đắn, thu nhập có 3 hình thức biểu hiện chính là Tiền công là thu nhập của người công nhân, của người trực tiếp sản xuất nhưng không sở hữu tư liệu sản xuất, Lợi nhuận là thu nhập của nhà tư bản do tước đoạt giá trị thặng dư do người nông dân tạo ra, Địa tô là thu nhập của địa chủ do nông dân không có tư liệu sản xuất phải thuê đất đai của địa chủ và trả cho họ khoản thu nhập này.
Vế thứ hai là một sai lầm về chất của A.Smith, chính bản thân ông khi đưa ra định nghĩa về giá trị đã đưa ra 2 định nghĩa, trong đó định nghĩa thứ nhất là: Giá trị hàng hóa là do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Như vậy, chính lao động là nguồn gốc của giá trị chứ không phải thu nhập. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có lẽ là do A.Smith lẫn lỗn quá trình hình thành và phân phối của giá trị. Giá trị được hình thành rồi mới tạo ra thu nhập cho nhóm người có liên quan. Tiền công – lợi nhuận – địa tô là kết quả của phân phối giá trị.
Thêm nữa, việc cho rằng giá trị hàng hóa = v + p + r là thiếu về lượng khi đã bỏ quên mất sự đóng góp của tư bản bất biến (c).

Câu 8: Tại sao nói Ricardo đã đưa trường phái cổ điển Anh tới đỉnh cao nhưng không thể tới tận cùng được.

Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phê phán, phát triển lý luận giá trị của A.Smith đưa nó lên đến đỉnh cao:
-        Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị của A.Smith.
-        D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá. Ông khằng định tính đúng đăn của định nghĩa 1 về giá trị của A.Smith “giá trị hàng hóa là do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị” và đồng thời bác bỏ định nghĩa 2 “tiền công cao hay thấp k ảnh hưởng tới giá trị mà chỉ ảnh hường đến lợi nhuận của tư bản vì không thu nhập quyết định giá trị mà giá trị được phân giải ra thành các nguồn thu nhập.
-        Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c1 (máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2 (lao động quá khứ kết tinh trong nguyên vật liệu). Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
-        Ông bác bỏ quan niệm của A.Smith khi cho rằng lao động trong nông nghiệp có năng suất lao động cao hơn trong công nghiệp.
-        Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, ông nhấn mạnh “ tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này”; năng suất lao động tăng lên sẽ ảnh hưởng một cách khác nhau đến của cải và giá trị.
-        Ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị. “Giá trị của hàng hóa nhiều hay ít không phụ thuộc vào khối lượng của cải nhiều hay ít mà phụ thuộc điều kiện thuận lợi hay khó khăn”.
-        Ông phân biệt đc lao động cá biệt, lao động xã hội quyết định giá trị hàng hóa. Xem xét đến lượng giá trị hàng hóa, ông nói: “trừ một số hàng hóa quý và hiếm còn đại bộ phận lượng giá trị hàng hóa đc đo lường bằng thời gian lao động và năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lao động”.
-        Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng. Ông nói: “Giá cả tự nhiên quyết định giá cả thị trường, không có 1 hàng hóa nào mà giá cả của nó ổn định trong thời gian dài, xét tới cùng giá cả hàng hóa do chi phí sản xuất điều tiết.
-        Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.
-        Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
Tuy nhiên trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó là:
-        Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
-        Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
-        Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
-        Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
-        Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.

Câu 9: A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa.

  • Adam Smith:
Bàn về cơ cấu giá trị hàng hóa, Adam Smith có một câu nói rất nổi tiếng, “Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập và do đó là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị”.
Vế thứ nhất, Tiền công – lợi nhuận – địa tô là 3 nguồn gốc của mọi thu nhập. Điều này là hoàn toàn đúng đắn, thu nhập có 3 hình thức biểu hiện chính là Tiền công là thu nhập của người công nhân, của người trực tiếp sản xuất nhưng không sở hữu tư liệu sản xuất, Lợi nhuận là thu nhập của nhà tư bản do tước đoạt giá trị thặng dư do người nông dân tạo ra, Địa tô là thu nhập của địa chủ do nông dân không có tư liệu sản xuất phải thuê đất đai của địa chủ và trả cho họ khoản thu nhập này.
Vế thứ hai là một sai lầm về chất của A.Smith, chính bản thân ông khi đưa ra định nghĩa về giá trị đã đưa ra 2 định nghĩa, trong đó định nghĩa thứ nhất là: Giá trị hàng hóa là do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Như vậy, chính lao động là nguồn gốc của giá trị chứ không phải thu nhập. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có lẽ là do A.Smith lẫn lỗn quá trình hình thành và phân phối của giá trị. Giá trị được hình thành rồi mới tạo ra thu nhập cho nhóm người có liên quan. Tiền công – lợi nhuận – địa tô là kết quả của phân phối giá trị.
Thêm nữa, việc cho rằng giá trị hàng hóa = v + p + r là thiếu về lượng khi đã bỏ quên mất sự đóng góp của tư bản bất biến (c). A.Smith đã xem thường tư bản bất biến, coi giá trị chỉ có v+m.
  • D.Ricardo:
David. Ricardo đã gạt bỏ tính không triệt để, không nhất quan điểm về các xác định giá trị của A. Smith ( giả thiết bàng lao động mua được ). D. Ricardo kiên định với quan điểm: lao động là nguồn gốc giá trị, công lao to lớn của ông đã được đứng trên quan điểm đó để xác định lí luận khoa học của mình. Đồng thời ông cũng phê phán A. smith cho rằng giá trị là do các nguồn gốc thu nhập hợp thành. Theo ông giá trị hàng hoá không phải do các nguồn thu nhập hợp thành mà ngược lại được phân thành các nguồn thu nhập.
Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c1 (máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của cvào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c(lao động quá khứ kết tinh trong nguyên vật liệu). Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.

Câu 10: Dựa vào lí luận giá trị – lao động của trường phái cổ điển Anh để CMR Trường phái cổ điển dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển lí luận giá trị song vẫn không thể phát triển lí luận đến cùng.

Trường phái cổ điển Anh là trường phái đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho việc nghiên cứu lí luận giá trị vì vậy dù có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển lí luận giá trị song vẫn không thể phát triển lí luận đến cùng.
  • Những đóng góp của lí luận giá trị lao động trường phái cổ điển Anh đc thể hiện ở chỗ:
-        Khi bàn về nguồn gốc của giá trị hàng hóa, lần đầu tiên trong lịch sử họ đã biết đến nguồn gốc của giá trị chính là do lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị.
-        Đến cuối cùng D.Ricardo đã phân biệt đc lao động cá biệt, lao động xã hội quyết định giá trị hàng hóa. Xem xét đến lượng giá trị hàng hóa, ông nói: “trừ một số hàng hóa quý và hiếm còn đại bộ phận lượng giá trị hàng hóa đc đo lường bằng thời gian lao động và năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lao động”. Vậy lượng giá trị hàng hóa là do thời gian lao động cần thiết quyết định
-        Do đó đưa ra nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa chính là năng suất lao động và đặt vấn đề về tính chất lao động.
-        Về cơ cấu giá trị hàng hóa, cuối cùng họ cũng mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c1 (máy móc thiết bị nhà xưởng), v, m, tuy nhiên chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
-        Trường phái cổ điển Anh đã phân biệt được giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa. giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.
  • Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế:
-        Chưa biết đến tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa chưa phân biệt được lao động cụ thể lao động trừu tượng.
-        Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
-        Chưa chứng minh được đầy đủ các hình thái biểu hiện của giá trị

Copyright 2011 KEYNES PHÚC.
Blogger Template by Noct. Free Download Blogger Template