CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG (CỔ ĐIỂN PHÁP)
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp.
- 1. Hoàn cảnh ra đời
Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế – xã hội Pháp đã có những biến đổi làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông Pháp:
Thứ nhất, quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã kết thúc, xã hội bắt đầu bước vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa làm được cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của nó rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp… đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó.
Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn… (quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất… đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó;
Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng nông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Mác đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến.
- 2. Đặc điểm chủ yếu
Trường phái trọng nông chuyển trọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, đặc biệt đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.
Trường phái trọng nông đã đồng nhất sản xuất nông nghiệp với sản xuất vật chất, do đó đồng nhất địa tô vs sản phẩm ròng, sản phẩm thuần túy (sản phẩm thặng dư).
Chủ nghĩa trọng nông với lí luận về sản phẩm thuần túy đã reo mầm mống cho lí luận về giá trị thặng dư sau này.
Chủ nghĩa trọng nông là một trong những trường phái đầu tiên phân tích sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của xã hội phong kiến.
Về thể chế chính trị: phát triển trong xã hội phong kiến.
Về mặt kinh tế: Chủ nghĩa trọng nông đã đề xuất nhiều tư tưởng kinh tế mới theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; phê phán một cách sâu sắc và toàn diện chủ nghĩa trọng thương; ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế ( học thuyết về Trật tự tự nhiên)
Câu 2: Nêu sự giống nhau của 2 trường phái cổ điển Anh và Pháp
= Trình bày khái quát đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển.
Trường phái cổ điển nói chung bao gồm 2 trường phái phát triển riêng biệt tại 2 quốc gia khác nhau, đó là:
- Trường phái cổ điển Pháp hay còn gọi là chủ nghĩa trọng nông xuất hiện ở Pháp giữa thế kỉ XVIII.
- Trường phái cổ điển Anh hay còn gọi là kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời cuối thế kỉ XVII.
Mặc dù xuất hiện ở 2 quốc gia khác nhau tại các mốc thời gian khác nhau, đồng thời cũng có nhiều sự khác biệt về nội dung, tuy nhiên, có thể thấy, giữa 2 trường phái có nhiều điểm tương đồng:
v Về bối cảnh lịch sử ra đời:
Đều diễn ra khi quá trình tích lũy nguyên thủy kết thúc. Khi mà các nguồn tích lũy bằng con đường trao đổi không ngang giá tỏ ra không hiệu quả, giai cấp tư sản bắt đầu chuyển lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất.
Đều là học thuyết kinh tế sinh ra nhằm thay thế cho chủ nghĩa trọng thương đã tỏ ra lạc hậu và bộc lộ những sai lầm làm cho nền sản xuất các nước bị đình đốn.
Về chính trị, giai cấp tư sản phát triển trong lòng xã hội phong kiến một cách mạnh mẽ đòi hỏi có những cương lĩnh, lí luận kinh tế riêng cho giai cấp mình.
v Về đặc điểm phương pháp luận:
Đối tượng nghiên cứu: chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất.
Nội dung: Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước, nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết. (VD: tư tưởng của P.Quesney – trường phái trọng nông, lí thuyết “bàn tay vô hình của A.Smith – cổ điển Anh)
Ý nghĩa: Đặt nền móng cho sự ra đời của các lí luận về giá trị thặng dư (VD: lí luận về sản phẩm thuần túy – trọng nông, lí luận về giá trị lao động – cổ điển Anh) về tái sản xuất (VD: sơ đồ biểu kinh tế – trọng nông, lí luận về tái sản xuất của A.Smith, của Ricardo – Cổ điển Anh) về tiền tệ (lí luận về tiền tệ – cổ điển Anh, nội dung phê phán chủ nghĩa trọng thương – trọng nông)
Câu 3: Phân tích các nội dung lí thuyết:
1. Phê phán chủ nghĩa trọng thương.
Một là, theo quan điểm của Francois Quesney lợi nhuận của thương nhân có được chỉ là nhờ sự tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Thực ra, đối với việc mua bán hàng hoá, cả bên mua và bên bán không ai được và mất gì cả. Ông khẳng định tiền của thương nhân không phải là lợi nhuận của quốc gia. Còn Turgot khẳng định: bản thân thương mại không thể tồn tại được nếu như đất đai được chia đều và mỗi người chỉ có “số cần thiết để sinh sống”.
Hai là, quan niệm về đồng tiền: Boisguillebert đã phê phán gay gắt tư tưởng trọng thương đã quá đề cao vai trò của đồng tiền, lên án gay gắt chính sách giá cả của bộ trưởng Colbert. Ông chứng minh của cải quốc dân chính là những vật hữu ích và trước hết là sản phẩm của nông nghiệp cần phải được khuyến khích.Nếu chủ nghĩa trọng thương quá đề cao tiền tệ, thì Boisguillebert cho rằng, khối lượng tiền nhiều hay ít không có nghĩa lý gì, chỉ cần có đủ tiền để giữ giá cả tương ứng với hàng hoá. Tiền có thể là “một tên đao phủ”, nó tuyên chiến với toàn thể nhân loại và nghệ thuận tài chính đã biến thành cái lồng của chiếc nồi sứt, biến một số lượng của cải tư liệu sinh hoạt “thành hơi” để lấy cái chất cặn bã đó.
Ba là, Chủ nghĩa trọng thương muốn đưa ra nhiều thứ thuế để bảo hộ thương mại, tăng cường sức mạnh quốc gia… còn chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, vì lưu thông của cải hàng hoá sẽ kích thích sản xuất và sự giàu có của tất cả mọi người. Chủ nghĩa trọng nông chống lại tất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng lữ, quý tộc cũng như những nhà tư sản có của.
Bốn là, chủ nghĩa trọng thương coi tích luỹ vàng là nguồn giàu có, do đó đã đẻ ra những đội tầu buôn chuyên đi cướp bóc. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông cho rằng, cần có một nền nông nghiệp giàu có tạo ra thặng dư cho người sở hữu và thợ thủ công, ưu tiên cho nông nghiệp sẽ dẫn tới sự giàu có cho tất cả mọi người. Tiền bạc không là gì cả, sản xuất thực tế mới là tất cả.
Năm là, chủ nghĩa trọng thương coi trọng ngoại thương, nhưng họ hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, chủ trương xuất siêu để nhập vàng vào các kho chứa quốc gia, do đó dẫn tới một chủ nghĩa bảo hộ không hiệu quả. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông chủ trương tụ do lưu thông , tự do thương mại tạo ra nguồn lực là giàu, làm tăng trưởng kinh tế.
Sáu là, nếu chủ nghĩa trọng thương biến nhà nước thành nhà kinh doanh và mở đường cho nhà kinh doanh tư nhân hoạt động. Chủ nghĩa trọng nông chủ trương “tự do hành động”, chống lại “nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp đoàn làm suy yếu.
2. Cương lĩnh, chính sách kinh tế của chủ nghĩa trọng nông.
Về thực chất cương lĩnh là những quan điểm, những chiến lược và chính sách nhằm phát triển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp:
- Quan điểm về nhà nước:
Chính quyền tối cao phải là chính quyền duy nhất đứng trên tất cả các thành viên khác trong xã hội.
Nhà nước có chức năng bảo vệ quyền sở hữu, việc đảm bảo quyền sở hữu là cơ sở tồn tại và phát triển của toàn xã hội.
- Quan điểm về giai cấp trong xã hội:
F.Quesney chia xã hội thành 3 giai cấp, đó là:
Giai cấp sở hữu – địa chủ, quý tộc, thầy tu, tăng lữ: thu sản phầm thuần túy.
Giai cấp sản xuất – những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp – công nhân nông nghiệp, chủ đồn điền, chủ trang trại: tạo ra sản phẩm thuần túy
Giai cấp không sản xuất là những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp: không tạo ra sản phẩm thuần túy.
- Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: F.Quesney đề nghị tổ chức sản xuất tư bản chủ nghĩa có ngành kinh tế chủ yếu làm chỗ dựa chính là là ngành nông nghiệp.
Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hoá… do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp.
Chính sách cho chủ trang trại được tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi, có ưu tiên về cung cấp phân bón. Khuyến khích họ xuất khẩu nông sản đã tái chế, không nên xuất khẩu nguyên liệu thô: tiêu thụ như thế nào thì phải sản xuất cái để xuất khẩu như thế ấy.
Chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống: Lợi dụng đường thuỷ rẻ để chuyên trở hàng hoá. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để tích luỹ trên lưng nông dân. Bởi vậy đã không khuyến khích được sản xuất, không có lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cách quản lý tốt nhất là duy trì sự tự do hoàn toàn của cạnh tranh.
- Quan điểm về tài chính đặc biệt vấn đề thuế khóa và phân phối thu nhập:
Nhà nước không nên thu thuế quá nặng, chỉ thu theo tỉ lệ tương xứng với khối lượng kinh tế quốc dân.
Theo F.Quesney, giai cấp địa chủ thu sản phẩm thuần túy nên là đối tượng cần phải thu thuế còn chủ đồn điền và nông dân là những con gà đẻ trứng vàng cần được nuôi dưỡng và được hưởng ưu đãi.
Như vậy, cương lĩnh kinh tế của phái trọng nông đã vạch rõ một số quan điểm, chính sách mở đường cho nông nghiệp phát triển theo định hướng mới. Cương lĩnh coi trọng và đề cao sản xuất nông nghiệp. Song cương lĩnh có những điểm hạn chế: đó là chưa coi trọng vai trò của công nghiệp, thương mại, của kinh tế thị trường, mà có xu thế thuần nông
3. Học thuyết trọng nông về sản phẩm thuần túy.
Học thuyết này là trung tâm của học thuyết kinh tế trọng nông, đây là bước tiến quan trọng trong lý luận kinh tế của nhân loại, nội dung chính của lý luận có thể tóm lược thành những nội dung cơ bản sau:
ü Sản phẩm ròng (hay sản phẩm thuần tuý) là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi trừ đi chi phí lao động và chi phí cần thiết để tiến hành canh tác:
Sản phẩm ròng = Sản phẩm xã hội – Chi phí sản xuất
(Chi phí sản xuất là: chi phí về lao động như lương công nhân, lương của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và chi phí cần thiết để tiến hành canh tác như: chi phí về giống, sức kéo, … ).
Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người, không phải do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp mang lại.
ü Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng các ngành khác như công nghiệp, thương mại không thể sản xuất ra sản phẩm ròng.
ü Có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hoá khác nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp:
Nông nghiệp | Công nghiệp |
Giá trị hàng hóa = chi phí sản xuất, bao gồm: hạt giống, sức cày kéo, tiền lương của công nhân nông nghiệp, tiền lương nhà tư bản, chi phí bổ sung của tư bản thương nghiệp, sản phẩm thuần túy. | Giá trị hàng hóa = chi phí sản xuất, bao gồm: nguyên vật liệu, tiền lương của công nhân, tiền lương nhà tư bản, chi phí bổ sung của tư thương nghiệp. |
Trong công nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu và sự quản lý của các nhà tư bản…
Trong nông nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất tương tự như trong công nghiệp nhưng cộng thêm với sản phẩm ròng mà công nghiệp không có, bởi vì chỉ có nông nghiệp mới có sự giúp sức của tự nhiên làm sinh sôi nẩy nở nhiều của cải mới.
Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về giá trị lao động. Theo họ lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất, còn các lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản phẩm ròng.
Lao động sản xuất tạo ra sản phẩm thuần túy cụ thể chỉ có nông nghiệp là loại lao động tạo ra sản phẩm thuần túy còn công nghiệp là lao động không sinh lời.
4. Học thuyết về trật tự tự nhiên.
Theo F.Quesney có 2 loại quy luật tồn tại trong thế giới: quy luật vật lí và quy luật luân lí.
Quy luật vật lí chi phối tác động tới các vấn đề tự nhiên.
Quy luật luân lí chi phối tác động tới các vấn đề kinh tế.
Quy luật luân lí cũng tất yếu, khách quan và tồn tại vĩnh viễn như quy luật vật lí.
Thứ nhất, lý luận giá trị xuất phát từ năng suất của nông nghiệp, chu kỳ kinh tế và ảnh hưởng của chu kỳ nông nghiệp. Có thể dùng ẩn dụ về tổ ong để định nghĩa sự thống trị của tự nhiên đối với kinh tế: “những con ong tự tuân theo một thoả thuận chung và vì lợi ích riêng của chúng là tổ chức tổ ong”.
Thứ hai, quan niệm về tổ chức kinh tế báo trước một niềm tin vào cơ chế tự phát của thị trường: Họ tin vào sự hài hoà tất yếu được nẩy sinh từ tự nhiên, như một trật tự tất yếu, chính quan điểm này làm cho chủ nghĩa trọng nông khác xa với chủ nghĩa trọng thương: nếu chủ nghĩa trọng thương cho rằng kinh tế học là khoa học buôn bán của nhà vua, thì chủ nghĩa trọng nông thì lại cho rằng: Phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không chỉ phục vụ cho kẻ hùng mạnh mà còn phục vụ cho những người sản xuất và cho các công dân.
Ngoài ra chủ nghĩa trọng nông cho rằng, quyền con người cũng có tính chất tự nhiên. Quyền của con người phải được thừa nhận một cách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, không cần cưỡng chế của pháp luật… Từ đó, họ phê phán chủ nghĩa phong kiến đã đưa ra pháp chế chuyên quyền độc đoán là làm thiệt hại cho quyền con người.
Lý thuyết về trật tự tự nhiên còn đi đến khẳng định, cái quan trọng đối với quyền tự nhiên của con người là quyền lao động, còn quyền sở hữu của con người đối với mọi vật thì hoàn toàn giống như “quyền của con chim én đối với tất cả các con ruồi nhỏ đang bay trong không khí”.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực được hưởng sự trợ giúp của tự nhiên, có sự sắp xếp của tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên mà con người phải tôn trọng. Do đó cần tôn trọng sự tự do của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhà nước không nên can thiệp làm sai lệch trật tự tư nhiên được coi là hoàn hảo.
Tuy vậy, lý thuyết về trật tự tự nhiên còn hạn chế ở chỗ, mặc dù luôn tôn trọng con người, đề cao việc giải phóng con người, song chỉ phê phán đánh đổ phong kiến thì chưa đủ, chưa thoát khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản.
5. Sơ đồ biểu kinh tế.
Đây là một trong những phát minh rất lớn của CNTN: biểu kinh tế là sự mô hình hoá mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi toàn xã hội của các giai cấp hiện có, nó được coi là tổ tiên của bảng kinh tế chung nổi tiếng của ngành kế toán hiện nay.
Để phân tích biểu kinh tế, Quesney đưa ra các giả định sau:
- Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn;
- Trừu tượng hóa sự biến động của giá cả;
- Không xét đến ngoại thương.
Quesney chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản là: giai cấp sản xuất (hoạt động trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm thuần túy); giai cấp không sản xuất (hoạt động trong lĩnh vực công và thương nghiệp); giai cấp sở hữu (thu sản phẩm thuần túy).
Dựa vào tính chất hiện vật của sản phẩm, Quesney chia sản phẩm xã hội thành sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp.
Cụ thể, giá trị tổng sản phẩm xã hội bao gồm 7 tỉ chia thành: 5 tỉ sản phẩm nông nghiệp, 2 tỉ sản phẩm công nghiệp.
Chi phí sản xuất nông nghiệp chia thành 3 bộ phận:
- Tiền ứng trước hàng năm (tiển lương, hạt giống): 2 tỉ
- Tiển ứng trước ban đầu (tư bản cố định): 1 tỉ
- Sản phẩm thuần túy tạo ra: 2 tỉ
Sản phẩm công nghiệp được tạo ra từ 2 bộ phận:
- Tư liệu tiêu dùng: 1 tỉ
- Nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất: 1 tỉ.
Giải thích:
Giai cấp sản xuất phải trả cho giai cấp sở hữu 2 tỉ tiền tô.
Hành vi 1: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua nông sản tiêu dùng cho cá nhân, 1tỷ tiền được chuyển vào tay giai cấp sản xuất.
Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.
Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm ở trên để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào giai cấp sản xuất.
Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ công nghệ phẩm, số tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.
Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mua nông sản cho tiêu dùng cá nhân, số tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất.
⇒ Kết quả:
Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ nông sản phẩm.
Giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền, 1 tỷ công nghệ phẩm và 2 tỷ nông sản phẩm còn lại.
Như vậy có thể tiếp tục quá trình tái sản xuất giản đơn.
- Ø Công lao và hạn chế của Quesney về sơ đồ biểu kinh tế.
- Công lao:
Đưa ra những giả định cơ bản là đúng;
Đã biết nghiên cứu việc sản xuất trong quá trình vận động không ngừng tức là biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất;
Đã biết nghiên cứu sản xuất không phải là quá trình cá biệt đơn lẻ mà là quá trình sản xuất của toàn bộ xã hội;
Lần đầu tiên biết mô hình hóa, sơ đồ hóa các quan hệ kinh tế;
Phân tích quá trình tái sản xuất giản đơn cả về mặt hiện vật và giá trị, sự vận động của sản phẩm cùng với sự vận động của tiền.
- Hạn chế:
Chưa thấy đc cơ sở tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp thậm chí tái sản xuất giản đơn trong công nghiệp khó có thể thực hiện được;
Đánh giá quá cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa trọng nông
- Tiến bộ
Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàn diện, “công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản. chính công lao này mà họ đã trở thành người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại”
Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
CNTN nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ là quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ… mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội – một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị.
Lần đầu tiên tạo ra một hình ảnh có hệ thống và mô hình hoá về nền kinh tế thời của họ, đây là nền móng cho sơ đồ tái sản xuất xã hội của Mác sau này.
Họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp…
- Hạn chế
Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi.
Họ hiểu sai vấn đề sản xuất và lao động sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung nghiên cứu sản xuất giản đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm.